. nhn
- CÁ BAY
Không phải chỉ một loài mà có tới 40 loài cá biết bay, phần lớn sống ở các vùng ấm trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những loài cá này có vây to, cứng cáp, rất mạnh, có thể dùng để quẫy thân hình của nó lên không khí để “bay”.
Sau khi đẩy mình ra khỏi mặt nước, vây của chúng mở rộng theo chiều ngang giống như một đôi cánh, cho phép chúng lướt xa tới 650 feet (gần 20 mét). Người Việt gọi một trong 40 loài này là “cá chuồn”. Chúng chỉ dùng khả năng này để chạy chết, tránh những loài săn mồi dưới nước không “bay” theo được.
- RẮN BAY
Tiếng Anh gọi nó Paradise Flying Snake, rắn bay thiên đường, sinh sống trên khắp Đông Nam Á, là một loài bò sát có khả năng độc đáo khi săn mồi. Thân thể của chúng nhỏ nhắn, nhưng vận chuyển rất nhanh, có khả năng leo trèo trên các cành cây rất cao, và phần lớn thích sống trên các cây dừa, cau, thốt nốt.
Khi muốn “bay” qua ngọn cây khác, nó ép cho lồng ngực phẳng bẹt rộng ra và lõm xuống để cản không khí, tránh bớt sức hút của trọng lực, rồi phóng mình ra ngoài, quẫy mình bò thật nhanh trong không khí giống như bò dưới đất.
- CÁ ĐUỐI BAY MOBULA
Gọi là cá đuối vì hình thể nó giống cá đuối, nhưng thực ra nó thuộc họ cá mập, hình hoi, vây rất khoẻ, vừa dùng để bơi, vừa để “bay”. Nó có thể phóng cao khỏi mặt nước tới 6 feet (1.8 mét), và vẫy vây giống như chim đập cánh để đi xa thêm trước khi rơi xuống nước.
Cá đuối Mobula thường “bay” từng đàn, như một trò chơi để khoe sức mạnh trong mùa giao phối.
- SÓC BAY
Sóc bay không thể bay xa như chim, mặc dù khi phóng mình trên không khí, động tác của nó trông y hệt như một con chim đang bay. Sóc bay được nhờ có một lớp da nối liền chân trước và chân sau. Nó có thể bay xa tới 150 feet (hơn 45 mét). Khi bay, nó có thể tăng tốc độ, đổi hướng hay dùng xù lông đuôi, dựng lên như một chiếc buồm nhỏ để giảm tốc độ, và đáp xuống đất như anh lính nhảy dù, nếu muốn xuống đất thay vì đáp vào cây khác.
- NHỆN CUA
Nhiều loài nhện bay được, nhưng nhện cua bay giỏi nhất, bằng cách quăng tơ qua cành khác rất xa và lướt trên đó như một con diều. Chúng lập đi lập lại động tác này rất nhanh và “bay” được rất xa theo đàn để săn mồi hay đuổi theo bạn tình.
Trước khi bay, nhện cua dựng lông chân lên để “đo” sức gió và hướng gió trước khi “cất cánh”.
- DƠI CÁO
Dơi là loài thú (thở bằng phổi, có vú) duy nhất biết bay và bay giỏi hơn chim. Chúng định vị bằng âm thanh. Khi cần, chúng phát ra tiếng kêu và lắng nghe tiếng dội để biết phía trước có vật gì cản, bao lớn, bao xa. Nhờ khả năng này, dơi có thể bay trong bóng tối để săn mồi mà loài chim không làm được.
Dơi bay rất nhanh và chuyển hướng, đổi tốc độ nhanh, nhờ lớp da mềm dẻo và các khớp nối trên lớp da đó, trở thành cánh dơi.
- ẾCH DÙ WALLACE
Còn gọi là ếch dù, sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Malaysia và Borneo. Nhà Tự nhiên học thế kỷ 19 là Alfred Russel Wallace tìm ra nó, nên tên ông, Wallace, trở thành tên ếch.
Ếch dù Wallace có màng chân khổng lồ, đôi mắt có vẻ kinh ngạc và cái miệng rộng quá khổ. Khi gặp nguy hiểm, nó có thể bay xa tới 50 feet (hơn 15 mét) để thoát khỏi kẻ săn mồi, sử dụng màng chân như một chiếc dù. Nó bay từ cây này sang cây khác, các ngón chân khổng lồ của ếch là lớp đệm dính giúp chúng bám chặt khi hạ cánh một cách dễ dàng.