TÌNH HÌNH COVI HÔM QUA, 14 THÁNG 7, 2021

(Nguồn WorldOMeter)

Nam Dương (Indonesia): tăng 47,899, chết 864

Ba Tây (Brazi)l: tăng 45,094, chết 623

Tây Ban Nha ( Spain): tăng 43,960, chết 13

Ấn Độ: tăng 40,215, chết 623

Anh (UK): tăng 36,660, chết 50

Mỹ: tăng 28,923, chết 307

Canada: tăng 339, chết 12

Việt Nam: tăng 2,301, chết 7

 


 

Nhân vụ con cháu “bác” đòi trị CoVi bằng… tư tưởng Hồ Chí Minh:

“Bác” Hồ … Đạo Chích

Mõ (Làng Văn)
“Bác” vốn lắm tài, tay vừa dài lại vừa nhám. Bất cứ món nào quí báu, dù xa dù gần, dù đông tây, dù kim cổ, “bác” chỉ khẽ nhấc tay một cái là tóm được ngay, nhận là của “bác.” Thí dụ như câu nói: Vì lợi ích trăm năm, trồng người!
Ban Xác lập Tư tưởng Hồ Chí Minh tô son đánh phấn cho “bác”, vênh váo bảo rằng từ “bác” Khổng thời xưa cho tới các “chú” triết gia thời nay, chưa ai nghĩ ra được điều uyên bác đó, và họ “lên án” một trường đại học ở miền Nam đã dựa theo ý bác mà đặt tên trường: Thụ Nhân (trồng người) mà quên bẵng vấn đề tác quyền!
Kể ra, về mặt trơ trẽn thì “bác” đứng nhất, các cháu ngoan của “bác” đứng nhì; nhưng trơ trẽn đến độ nhận tác quyền với một món đồ ăn cắp thì con cháu “bác” đã qua mặt “bác” xa lơ xa lắc mà chẳng cần phải bóp kèn!
Nay Mõ (Làng Văn) xin vì công đạo mà đi đòi tác quyền giùm cho tác giả câu vì lợi ích trăm năm trồng người. Khổ chủ tên là Quản Trọng, sống vào thời Xuân Thu bên Tàu, người đời sau gọi tôn là Quản tử. Quản Trọng phò Tề Hoàn Công nên nghiệp bá, còn chính mình làm tới chức Đại Tư Mã. Câu “thụ nhân” nằm trong một đoạn dài:
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân
Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dã
Nhất thụ thập hoạch giả, mộc dã
Nhất thụ bách hoạch giả, nhân dã.
Tạm dịch:
Kế hoạch một năm, không gì bằng trồng lúa
Kế hoạch 10 năm, không gì bằng trồng cây
Kế hoạch trọn đời, không gì bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, là lúa
Trồng một, gặt mười, là cây
Trồng một, gặt trăm, là người.
Hồ Chí Minh đã ăn cắp câu thứ ba của Quản Trọng: “vì lợi ích trăm năm, trồng người.”
Ngoài nạn nhân Quản Trọng, “bác” còn mó máy hơi nhiều vào văn học của chú ba. Thí dụ như bài thơ khuyên thanh niên mà “bác” cho đúc chữ xi-măng ngay dưới tượng “bác”, ký tên tác giả “Hồ Chí Minh” coi rất đàng hoàng:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
Cả nước tin như sấm đó là thơ thơ “bác”, xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh mà có dạo cán bộ chính trị thắp đuốc tìm mãi. Chẳng qua nó nằm chình ình trong cuốn Ấu học ngũ ngôn thi (1863) của chú ba, “bác” chỉ lộn tùng mèo, xốc xáo rồi phóng ra như trải bài ba lá:
Tạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bổ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên.
Nay Mõ (Làng Văn) đã bênh chú ba Quản Trọng, bênh tác giả Ấu học thì phải bênh luôn cụ mít Nguyễn Du. Khác với Quản Trọng chỉ bị móc túi một lần, cụ Nguyễn nhà ta có vẻ như còn bị “bác” trổ nghề chôm chĩa, móc túi lia lịa không biết bao nhiêu lần!
Trong tập “Thơ Hồ Chí Minh” do nhà xuất bản văn học Hà-nội in năm 1970, bài “Mười chính sách của Việt minh”, thơ của “bác” có câu:
Trên vì nước, dưới vì nhà
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh.
Tuyệt! Một câu lục bát 14 chữ, “bác” chỉ ăn cắp mỗi 6 chữ, nghĩa là hơn 57% là của bác, quá bán! Bác chỉ mượn đỡ câu trên: Trên vì nước, dưới vì nhà (Kiều – câu 2483).
Cũng trong tập “Thơ Hồ Chí Minh”, bài “Ca sợi chỉ”, câu: Khuông thiên biết có vuông tròn hay không, “bác” chỉ mượn đỡ Nguyễn Du, có gò sửa lại chút đỉnh làm của mình: Khuông xanh biết có vuông tròn mà hay (Kiều – câu 412).
Nhưng đến bài “Về đấu tranh vũ trang”, “bác” phát huy sự nghiệp đấu tranh đạo chích đến cực độ, thuổng liền tù tì luôn cả 14 chữ chẳng chừa chữ nào: Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (Kiều – câu 2359, 2360). Nhất “bác”!
Thó của tiền nhân thì dễ vì tác giả đã theo ông theo bà, con cháu thất tán chẳng ai cãi giùm; thó người đời nay càng …dễ hơn, vì tác giả ngậm bồ hòn làm ngọt, đố dám than van.
Nhân dân trong nước là thành phần bị trấn lột, bòn rúc nhiều nhất nên cũng là đối tượng để “bác” vuốt ve, dụ dỗ hăng nhất. Bài viết nào nói về nhân dân, “bác” và con cháu “bác” thường không quên nhắc lại lời “bác” trộm về:
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong.
Thưa, khổ chủ nạn nhân của hai câu song thất này là thi nô Thanh Tịnh, viết năm 1948, nhồi vào bài lục bát “Dân no thì lính cũng no” trong chiến dịch ép dân nộp thuế nông nghiệp:
Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
Đêm nằm nghĩ lại mà coi
Liệu còn thằng giặc đứng ngồi sao yên ?
Nhân dân là bậc mẹ hiền
Cơm gạo áo tiền thì mẹ phải lo
Dân no thì lính cũng no
Dân reo lập nghiệp, lính hò lập công…
Nói về chuyện “bác” Hồ Đạo Chích thì giấy mực đời trước và “memory drive” đời nay không đủ sức chứa. Hôm nay nhân đọc thấy con cháu “bác” lại phịa rằng UNESCO tôn xưng bác là “vĩ nhân văn hóa thế giới”, Mõ lấy làm ngứa ngáy bèn tán tụng “bác” mấy lời. “Vĩ”, thì đúng rồi, nhưng viết khác với chữ “vĩ” là “to lớn”. Chữ “vĩ” đeo đẳng theo loài “hồ” (cáo) có nghĩa là cái đuôi, có đuôi, lòi đuôi!
Mõ (Làng Văn)
————————————————————————-
Cuba, Trung Quốc và Việt Nam-quốc gia nào có nhiều hy vọng thay đổi?
. Song Chi
Chủ Nhật ngày 11.7 vừa qua, hàng ngàn người dân Cuba đã xuống đường biểu tình phản đối nhà nước cộng sản tại thủ đô Havana cùng một số thành phố khác. Những người biểu tình đã kêu gọi tự do, dân chủ và yêu cầu có vaccine để chống lại đại dịch Covid-19. Có cả những khẩu hiệu “đả đảo độc tài”, “đả đảo cộng sản”, kêu gọi chính phủ Chủ tịch Diaz-Canel từ chức.
Đây là những cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Khủng hoảng kinh tế, đói khát, cách xử lý kém cỏi của chính phủ trong đại dịch Covid dẫn tới tình trạng thiếu thốn vaccine, thuốc men và khao khát tự do… tất cả những điều đó đã vượt quá sức chịu đựng của người Cuba, buộc họ phải xuống đường. Nhà cầm quyền Cuba, tất nhiên đang và sẽ đàn áp.
Người VN cũng theo dõi những gì đang diễn ra tại Cuba, một câu hỏi được khá nhiều người đưa lên trên mạng facebook, đó là: “Người dân Cuba đã thức tỉnh, bao giờ thì tới người VN?”
Người dân Cuba đã thức tỉnh. Không biết liệu rồi số phận của đất nước, dân tộc Cuba sẽ ra sao, nhưng trong cái nhìn của người viết bài này, nếu người Cuba quyết tâm thì cơ hội thay đổi của họ sẽ lớn hơn VN hay Trung Quốc. Tại sao? Thứ nhất vì nhà cầm quyền Cuba từ đời Fidel Castro cho đến nay cứ kiên trì đi theo con đường “xã hội chủ nghĩa” với nền kinh tế bao cấp quốc doanh, tư nhân không làm ăn được gì, giống như Liên Xô, VN, Trung Quốc…trước đây, khiến kinh tế không phát triển, người dân đói ăn đói mặc, cộng với chính sách cấm vận của Mỹ càng khiến tình hình thêm khó khăn. Mà khi đói là người dân sẽ vùng lên thôi.
Thứ hai, đất nước Cuba may mắn ở gần Mỹ chứ không phải Trung Quốc, không bị Trung Cộng lũng đoạn, khống chế, đe dọa như VN. Cũng như VN, Cuba có một số lượng không nhỏ người dân sống ở nước ngoài, chủ yếu là tại Mỹ, sẽ tác động đến suy nghĩ của người trong nước. Và nếu thay đổi, Cuba sẽ tiến nhanh, đừng quên đất nước này từng rất phồn thịnh trước khi có đảng cộng sản Cuba và có lãnh tụ Fidel Castro! Ở gần Mỹ, nếu thay đổi, Cuba sẽ học hỏi được nhiều, chưa kể sẽ có những người Cuba trở về góp tay xây dựng đất nước hoặc chí ít, đầu tư từ xa.
Trung Quốc và VN trái lại, khôn ngoan hơn, mở cửa về kinh tế, cho người dân được phép làm ăn, đời sống khá lên, hàng hóa ngoại nhập thừa thãi, người dân giờ chỉ lo làm giàu và hưởng thụ, không mấy ai quan tâm đến tự do, dân chủ, nhân quyền nữa! Nhất là đảng cộng sản Trung Quốc, sự phát triển nhanh chóng, ngoạn mục về kinh tế, quốc phòng, vị thế trên thế giới…của Trung Quốc chỉ trong vòng mấy thập niên, đã đem lại tính chính danh cho đảng. Bắc Kinh lại sử dụng chiêu bài kích thích lòng tự hào dân tộc, tạo ra trong người dân phản ứng ủng hộ đảng và nhà nước cộng sản Trung Quốc đồng thời kháng cự lại Mỹ và phương Tây vì cho rằng các nước này đang tìm cách ngăn chặn Trung Quốc vươn lên v.v…Đảng cộng sản Trung Quốc vì vậy sẽ còn tồn tại lâu.
Đảng cộng sản VN cũng copy theo mọi thứ từ Trung Quốc nhưng là một phiên bản kém cỏi hơn rất nhiều. Song VN lại có cái lợi khác, đó là Mỹ và các nước phương Tây giờ đây đã nhìn thấy Trung Cộng là một thử thách, một mối đe dọa lớn như thế nào nên sẽ tìm cách đối phó, trong khi đó VN là một nước nhỏ, không có tham vọng bành trướng gì nên thế giới không e ngại. Mặt khác, do yếu tố địa chính trị, Hoa Kỳ và các nước phải tìm cách lôi kéo không để VN rơi quá sâu vào vòng kìm tỏa của Trung Cộng, chính vì vậy các nước thường nhắm mắt bỏ qua những vi phạm nhân quyền trầm trọng của nhà cầm quyền VN và giúp đỡ VN cách này cách khác. Như đại dịch COVID-19 chẳng hạn, các nước từ Hoa Kỳ, Nhật, cho tới phương Tây đều sẵn lòng giúp đỡ từ tiền bạc, vaccine cho VN. VN nhờ thế một mặt tha hồ đàn áp mọi tiếng nói bất đồng chính kiến, tha hồ muốn hành dân thế nào thì hành, mặt khác tiếp tục lợi dụng các nước phương Tây về kinh tế nhưng vẫn trung thành, gắn bó với Trung Quốc về mặt chính trị, hay trong quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước.
Tóm lại, hai đảng cộng sản VN và Trung Quốc sẽ còn sống lâu. Nhưng nếu, dù cái nếu này ít có hy vọng trong tương lai gần, có chuyện thay đổi xảy ra thì VN vẫn có cơ hội hơn Trung Quốc. Tham vọng của Tập Cận Bình nói riêng và đảng cộng sản Trung Quốc nói chung quá lớn, tham vọng đó đi kèm với sự tự tôn, tự mãn, cao ngạo, nên họ muốn tạo ra một con đường riêng, mô hình thể chế chính trị riêng, không muốn học theo mô hình dân chủ của phương Tây. Họ liên tục nhắc tới những cụm từ, khái niệm kiểu như “Trung Hoa mộng” để thay thế cho American Dream, một “nước Trung Quốc mới”, một thế giới mới, có nghĩa là không chỉ muốn tạo ra một con đường riêng, họ còn muốn làm mẫu để khuyến khích, “xuất khẩu” mô hình đó sang các nước nghèo khác. Do đó họ sẽ không thay đổi và đi theo Hoa Kỳ và các nước phương Tây.
Những năm gần đây, nước Mỹ dưới thời Trump đã bộc lộ rõ rệt hơn bao giờ hết những bất cập trong Hiến pháp, luật pháp và những mâu thuẫn nội tại gay gắt trong xã hội Mỹ, cộng với sự đối phó kém với đại dịch COVID-19 thời gian đầu trong khi Trung Quốc lại tỏ ra kiểm soát dịch tốt hơn, càng khiến Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung Quốc tự tin rằng mô hình của nước này là đúng. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày đảng cộng sản Trung Quốc thành lập, Tập Cận Bình đã cao giọng thách thức cả thế giới, một điều mà các đời lãnh đạo trước chưa bao giờ dám làm, điều đó chứng tỏ sự tự tin của Tập Cận Bình cũng như của đảng cộng sản Trung Quốc.
Vì tất cả những lý do đó, đảng cộng sản Trung Quốc sẽ không thay đổi. Suy cho cùng, đảng cộng sản Trung Quốc ngày nay có khác gì các triều đại phong kiến trước đây của Trung Quốc, và Tập Cận Bình có khác gì một Hoàng đế Trung Hoa thời hiện đại?
Nhưng VN thì khác. VN nhỏ yếu hơn nhiều, VN luôn luôn cần Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây từ kinh tế cho tới sự hỗ trợ trước sức ép và âm mưu bành trướng, xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải thường xuyên từ Bắc Kinh. Đảng cộng sản VN giống như một cô gái bị cưỡng hôn, bị ép buộc phải chung sống với đảng cộng sản Trung Quốc, vừa sợ nó, vừa khuất phục nó nhưng trong bụng vẫn căm thù nó. Các thế hệ lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN kém hơn hẳn các lãnh đạo Trung Cộng về điều hành quản lý kinh tế cũng như các mặt khác, khiến VN 46 năm sau khi thống nhất vẫn cứ là một nước nghèo, kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài, tài nguyên khoáng sản bị vơ vét đến cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị tàn phá…từ đó lòng tin tưởng, tự hào vào đảng, vào chính phủ không cao như đa số người dân Trung Hoa đối với đảng, nhà nước của họ.
Thêm vào đó, khoảng một nửa dân số VN dù gì cũng đã từng sống dưới chế độ VNCH trong hai mươi năm, đã từng hiểu thế nào là cuộc sống trong một chế độ tự do dân chủ tôn trọng con người, cho dù là một nền dân chủ non trẻ và còn nhiều khiếm khuyết, nên khát khao tự do dân chủ sẽ mạnh hơn. Hy vọng vào khả năng thay đổi ở VN, như đã nói, dù mong manh cũng sẽ nhiều hơn Trung Quốc.
Còn Bắc Hàn thì càng không có hy vọng gì, do người dân nước này gần như bị cách biệt với thế giới bên ngoài, và bị nhồi sọ, tẩy não quá nặng nề để có thể vùng lên.
Nếu mỗi con người đều có số phận thì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia cũng thế. Nhưng mặt khác, số phận chủ yếu là do chính từng cá nhân cho tới từng dân tộc đó tạo dựng nên. Trong việc lựa chọn con đường nào cho tương lai, quyết định lật sang một trang sử mới hay không, cũng vậy.
——————————————————————–

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here